002 BÀI DỰ THI Cuộc thi sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật và báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Bác Hồ, Bác Tôn” tỉnh An Giang, giai đoạn 2024 - 2025
BÀI DỰ THI
Cuộc thi sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật và báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Bác Hồ, Bác Tôn” tỉnh An Giang, giai đoạn 2024 - 2025
ÔNG ĐẶNG VĂN BUÔN – NGƯỜI LUÔN HẾT LÒNG
VỚI CÔNG TÁC XÃ HỘI TỪ THIỆN
Được sinh ra và lớn lên trên một đất nước mang tên Người – Bác Hồ, bác Tôn, ắt hẳn mỗi chúng ta đều lấy làm vinh dự và tự hào về tấm gương sáng ngời của hai Bác. Giản dị trong cả lối sống, cách ăn mặc, tiết kiệm để dành tiền cho việc nào đáng chi thì chi. Phong cách sống giản dị, thanh cao, đạm bạc trong đời sống vật chất nhưng rất phong phú giá trị đạo đức, yêu thương con người.
Cả trong lời nói và việc làm, Bác Hồ luôn tự mình thực hiện cần, kiệm, liêm, chính. Từ những chiếc áo sờn vai bạc màu đến đôi dép đã gần mười một năm mà Bác vẫn mang. Các đồng chí cảnh vệ cũng đôi ba lần xin Bác đổi đôi dép nhưng Bác bảo “vẫn còn đi được”.
Người Pháp, người Mỹ cũng nói về tính giản dị, mộc mạc của Bác Hồ:
“Chủ tịch nước Việt Nam là một người giản dị quá đỗi. Quanh năm ông chỉ mặc một bộ áo kaki xoàng xĩnh và khi những người cộng tác quanh ông để ý, nói với ông rằng với địa vị ông ngày nay, nhiều khi cần phải mặc cho được trang trọng, thì ông chỉ mĩm cười trả lời: “Chúng ta tưởng rằng chúng ta được quí trọng vì có áo đẹp mặc, trong khi bao nhiêu đồng bào mình trần đang rét run trong thành phố và các vùng quê?”.
Bên cạnh đó, Bác Tôn cũng được ca ngợi là Người lãnh đạo giản dị, thanh bạch, luôn sống một cuộc sống khiêm tốn, giản dị, không màng danh lợi. Bác luôn gương mẫu trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, luôn đặt lợi ích của đất nước, của nhân dân lên hàng đầu. Phong cách lãnh đạo giản dị, thanh bạch của Bác đã tạo nên niềm tin, sự kính trọng của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.
Giản dị, tiết kiệm trong cuộc sống nhưng hai Bác luôn thể hiện tấm lòng bao dung, yêu thương đồng bào, dân tộc. Sống hòa đồng với mọi người, không phân biệt giai cấp giữa người lãnh đạo và cấp dưới, có đồ ăn ngon luôn chia sẻ để mọi người cùng ăn. Tấm lòng ấy không chỉ gói gọn trong nước Việt Nam mà còn mở rộng với toàn thế giới.
Thật vậy, giữa vòng quay hối hả của cuộc sống hiện đại, khi mà chúng ta nghĩ cho bản thân nhiều hơn thì ở đâu đó vẫn còn rất nhiều hình ảnh về tấm lòng từ thiện đã khiến mỗi người trông thấy sẽ ấm lòng hơn rất nhiều. Nhà Văn Mark Twain đã từng nói: “Lòng tốt là thứ ngôn ngữ mà người điếc có thể nghe, người mù có thể thấy”. Lòng tốt chỉ đơn giản là một hành động nhỏ, một câu nói an ủi, một lời động viên… Vì vậy, chúng ta đừng nghĩ đó là một thứ gì đó to lớn mà không thể cho đi.
Trong cuộc sống hiện nay vẫn còn rất nhiều tấm lòng nhân ái đang hiện hữu ở xa và cũng rất gần với chúng ta, “thương người như thể thương thân”, luôn động viên chia sẻ, đóng góp công sức, vật chất vào các quỹ từ thiện của địa phương, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống bằng cả tấm lòng của mình. Ông Đặng Văn Buôn - 66 tuổi, ngụ ấp Phú Mỹ Hạ, xã Phú Thọ là một người như vậy, luôn sống và làm việc theo tấm gương Bác Hồ vĩ đại.
Là một công dân bình thường, chấp hành tốt các chủ trương chính sách của nhà nước, luôn tạo dựng cho mình một lối sống thanh cao, giản dị, tiết kiệm để làm từ thiện, luôn sống với quan điểm giúp ích được gì cho mọi người thì cố gắng giúp, không có suy nghĩ giúp người sẽ được đền đáp... Hàng ngày, ngoài công việc nhà, thời gian rãnh ông tham gia vào các tổ chức xã hội của địa phương, vận động quyên góp tiền, vật chất từ bà con, chia sẻ lại những người có hoàn cảnh khó khăn; ông đi thu gom quần áo cũ của bà con làm cửa hàng không đồng với phương châm “thừa cho, thiếu nhận”; nấu cơm, cháo cho bà con vào các ngày 15, 30 âm lịch hàng tháng… những việc làm của ông đã giúp ích rất nhiều cho những hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn.
Những việc làm thiết thực của ông đã được gia đình và bà con đồng tình ủng hộ, đó là nguồn sức mạnh tiếp sức cho ông ông đi tới đích và duy trì đến bây giờ mặc dù tuổi đã cao. Ông đúng là cây cao bóng cả, là tấm gương sáng để học tập, noi theo.
Qua đó, chúng ta luôn tin rằng những câu chuyện lòng tốt không hề thiếu và chúng ta có thể bắt gặp nó ở bất cứ đâu trong xã hội này. Làm từ thiện, bằng cách này hay cách khác thì cái tâm cũng chỉ hướng đến điều đẹp đẽ trong cuộc sống. Và ông chính là tấm gương điển hình bằng xương bằng thịt, chứng minh cho quan điểm sống cao đẹp: “Mình vì mọi người” mà sinh thời, Bác Hồ kính yêu luôn nhắc nhở chúng ta.
Đặng Hữu Chân